Điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ – Liệu pháp hiệu quả bất ngờ

 

Điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ là gì, những biểu hiện của trẻ tự kỷ và liệu pháp đặc biệt dành được ứng dụng hàng đầu.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì? Trẻ bị tự kỷ có biểu hiện gì?

Rối loạn phổ tự kỷ được hiểu là một dạng rối loạn phát triển thần kinh kéo dài suốt cuộc đời. Chứng rối loạn này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng giao tiếp cũng như tương tác xã hội.

Một nghiên cứu gần nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ trên thế giới là 1/59 và tỷ lệ nam nữ là 4/1. Nghĩa là cứ trong 59 người thì sẽ lại có 1 người mắc bệnh tự kỷ, một con số vô cùng đáng báo động. Tại Việt Nam, theo tìm hiểu thì hiện vẫn chưa có con số thống kê cụ thể nào về tỷ lệ mắc tự kỷ của trẻ em.

Về cơ bản, trẻ em tự kỷ thường ít có các hành vi tương tác xã hội, khá hạn chế hoặc rất ít giao tiếp, trẻ chậm nói, chậm hiểu, thường phát âm vô nghĩa, hay biểu lộ, thực hiện các hành vi bất thường, kỳ quặc,…

Bên cạnh đó thì một trong những đặc điểm dễ nhận ra ở trẻ em mắc bệnh tự kỷ đó là rối loạn điều hòa cảm giác.

Rối loạn điều hòa cảm giác là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, người bình thường sẽ tiếp nhận các thông tin xuất hiện từ các môi trường sống thông qua hệ thống giác quan như thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác. Kế đó, các thông tin đầu vào này sẽ đi vào tiểu não và hành tủy, tiếp đó thì tín hiệu sẽ được gửi tới vùng vỏ não để xử lý.

Nhờ vậy mà con người mới có thể có các chức năng về trí nhớ, cảm giác cũng như nhận thức để hiểu được môi trường xung quanh đã và đang diễn ra điều gì.

Trái ngược với các trẻ bình thường, trẻ tự kỷ thì các thông tin đầu vào không được diễn giả một cách chuẩn xác, lý do bởi sự rối loạn trong quá trình phát triển thần kinh. Thế nên các thông tin tiếp nhận được không được não bộ phát hiện, sắp xếp, tổ chức và phản hồi lại phù hợp.

Và khi không thể thiết lập được cảm giác thông tin đi kèm, trẻ có rối loạn điều hòa cảm giác thường không có được hoặc không thể phát triển những nhận thức thông thường. Vậy nên việc nghe, cảm nhận, quan sát hoặc vận động khó khăn có thể dẫn tới các hành vi, cử chỉ gặp nhiều trở ngại. Trong một số trường hợp thậm chí không thể thực hiện được.

Theo nghiên cứu cũng như đúc kết từ thực tiễn, trẻ có thể chỉ bị mắc đơn thuần cứng rối loạn điều hòa cảm giác. Ngoài ra, trẻ mắc chứng này cũng thường kèm theo các rối loạn khác như tự kỷ, rối loạn lo âu hay tăng động,…

Biểu hiện của trẻ tự kỷ có rối loạn điều hòa cảm giác

Một vài biểu hiện thường thấy và thường gặp nhất của chứng rối loạn điều hòa cảm giác như:

  • Trẻ hay đi lang thang không rõ nơi đến, hay quay tròn hoặc leo trèo chạy nhảy nhiệt hơn so với trẻ thông thường.
  • Thích hoặc hứng thú đặc biệt với các trò chơi cảm giác mạnh.
  • Chỉ ngồi hoặc nằm dưới sàn nhà, thích nhón chân, bò hoặc trườn,…
  • Quăng, đập, ném, gặm, xé giấy, chui rúc vào những góc chật hẹp như gầm bàn, gầm ghế, thích việc vỗ tay.
  • Không thích được ôm hay vuốt ve, không cảm thấy đau khi ngã, nghiến răng, nhìn chằm chằm vào một đồ vật.
  • Thích nhìn các đồ có màu sáng lấp lánh như kim tuyến, các vật có chuyển động nhanh & quay tròn liên tục như quạt, chong chóng, quạt trần, bánh xe, các hình ảnh động trong điện thoại, tivi,…
  • Thích mở đóng cửa, bật tắt các công tắc điện để nghe tiếng kêu. Nhiều trẻ lại có biểu hiện sợ ánh sáng hoặc ngại, tránh giao tiếp bằng mắt.
  • Thích thú với việc tạo ra các âm thanh khi đưa lên tai để nghe, chẳng hạn như vò giấy để tạo tiếng sột soạt, nghe âm thanh từ các con vật đồ chơi có gắn kèn, thích các âm thanh phát ra từ nhạc cụ.
  • Không phản ứng hoặc phản ứng chậm khi được gọi tên, thờ ơ với những lời gọi, lời nói của người khác. Tỏ ra sợ hãi hoặc không thích nghe các âm thanh từ tiếng máy xay sinh tố, tiếng khoan tường hoặc còi xe,…
  • Ăn gạo, vữa trát tường, xà bông, thức ăn chiên giòn, đồ vật cứng, đồ ăn có vị cay, lạnh, ngọt hoặc có vị rất đậm. Cũng có nhiều trẻ từ chối hoặc không thích ăn các món nhão hoặc mềm.
  • Có hành động ngửi đồ vật, tóc hoặc đồ chơi của người khác,…
  • Trẻ tự kỷ gặp khó gì khi mắc rối loạn điều hòa cảm giác
  • Khó khăn kiểm soát cảm xúc và hành vi

Những khó khăn thường gặp với trẻ tự kỷ bị rối loạn điều hòa cảm giác

Trẻ tự kỷ thường có khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân. Trẻ có thể bùng nổ chơi rất hăng hái nhưng đột ngột trở nên thất vọng hoặc khó chịu. Trẻ cũng thường khó khăn trong việc nhường nhịn và hiểu ý truyền đạt từ người khác. Đồng thời đó là việc mất tập trung dễ dàng, bị xao nhãng, trí nhớ cũng vì thế mà sa sút.

Tiếp nhận thông tin xã hội

Trẻ tự kỷ thường thích chơi một mình và có khó khăn khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc kết bạn, tham gia vào các cuộc chơi cùng bạn bè, và duy trì cuộc chơi đó trong một thời gian dài.

Giao tiếp và ngôn ngữ chậm trễ

Trẻ tự kỷ thường phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ bình thường. Trẻ không hứng thú trong việc tham gia vào các cuộc trò chuyện hai chiều và có thể dễ dàng bị cách ly xã hội.

Khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ

Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc từ bên trong như vui, buồn, giận, hờn,… Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc đọc hiểu và xử lý thông tin ngôn ngữ từ phía người khác hoặc sách vở.

Khó khăn vận động tinh và thô

Trẻ tự kỷ thường có kỹ năng vận động kém, vụng về, khó phối hợp tay mắt, và nhất là khả năng giữ thăng bằng kém. Kỹ năng viết chữ cũng rất yếu và thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động vận động.

Kiểm soát vận động khó

Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát vận động như có thể cử động quá nhanh hoặc quá mạnh, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách bình thường.

Rối loạn giấc ngủ và thói quen ăn uống

Một số trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh giấc ngủ hoặc có rối loạn giấc ngủ. Các trẻ này cũng có thể có thói quen ăn uống đặc biệt và thường kén ăn.

Cần làm gì để giúp trẻ tự kỷ điều hòa cảm giác?

Điều hòa cảm giác là liệu pháp vận động – giác quan dành cho trẻ mắc chứng tự kỷ. Quá trình này thường được các chuyên gia, kỹ thuật viên phục hồi chức năng hay âm ngữ trị liệu (hoặc trị liệu bằng âm nhạc) thực hiện, tập trung vào việc giúp cho trẻ bớt nhạy cảm và từng bước tái tạo tổ chức thông tin từ giác quan.

Các hoạt động này được lên kế hoạch chi tiết, cụ thể kết hợp cùng với các công cụ hỗ trợ phù hợp tương thích với từng lứa tuổi, tình trạng nhận thức cũng như khả năng tiếp nhận. Một số hoạt động điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ có thể nhắc tới như:

Về hệ tiền đình và vận động

  • Lăn tròn trên sàn nhà, lộn người về phía trước
  • Nhảy qua dây mức nhỏ, ngồi xích đu, đu dây, bám dây lắc.
  • Đi bộ, chạy bộ, tập bơi,…
  • Các trò chơi xoay vòng tròn, nhún lắc hoặc đẩy ghế
  • Ngồi hoặc lăn mình trên bóng nhiều tư thế
  • Kéo, đẩy, ném
  • Mang, vác, khoác ba lô

Các hoạt động liên quan đến xúc giác

  • Chà xát lên da: sử dụng vải mềm, bàn chải…
  • Vuốt ve, tạo các kích thích nhẹ như kiến bò hoặc cù nách…
  • Chơi bột nặn, đất nặn
  • Vẽ bằng đầu ngón tay, chơi với cát, gạo, nước
  • Đồ chơi bóp được, có tiếng kêu (chút chít, thú mềm…)
  • Sử dụng đồ vật: kéo cắt, sáp, bút màu, bàn chải, lược…
  • Xâu hạt, trò chơi xây dựng.
  • Mát-xa hoặc tạo cảm giác sâu trên bề mặt

Cải thiện vị giác cho trẻ

Nên tập cho trẻ nhai thức ăn, cho ăn uống đa dạng nhiều món khác nhau. Nếu trẻ không thích một món ăn thì nên cho trẻ làm quen dần, ăn từng ít một, có xen kẽ với thức ăn trẻ vẫn ưa thích.

Các hoạt động liên quan đến thính giác, thị giác

Điều chỉnh âm thanh, ánh sáng, màu sắc cho phù hợp, sau đó dần chuyển sang các cường độ khác.

Trên đây là những chia sẻ của Trung tâm Giáo dục New Sky về điều hòa giác động và những phương pháp điều trị tình trạng này. Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin có thể liên hệ trực tiếp với chung tôi để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng của trẻ, từ đó đưa ra giải pháp kịp thời và phù hợp.

Một bình luận cho “Điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ – Liệu pháp hiệu quả bất ngờ”

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.