Trẻ chậm nói có những biểu hiện gì, những nguyên nhân nào gây ra tình trạng chậm ngôn ngữ ở trẻ em, làm sao để can thiệp sớm cho trẻ chậm nói hiệu quả. Cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây của Trung tâm New Sky.
Trẻ chậm nói là gì, thế nào là chậm nói ở trẻ?
“Trẻ chậm nói” là một thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng trẻ phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với sự phát triển bình thường.
Thông thường trẻ nhỏ tới các độ tuổi khác nhau sẽ đạt được các mốc phát triển về ngôn ngữ như sự tập trung, chú ý, lắng nghe, bắt chước… hay sự phát triển lời nói. Tuy nhiên nhiều trẻ lại không nói hoặc nói rất ít và một số trẻ sự giao tiếp với người khác là một hoạt động rất khó khăn.
Sự chậm nói của nhiều trẻ diễn ra trong giai đoạn tiền lời nói (trẻ chưa nói), phổ biến trong độ tuổi này là các trẻ khuyết tật trí tuệ hay trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Nhưng do cha mẹ thiếu kiến thức chuyên môn cũng như sự quan tâm sát sao tới con mình nên thường phát hiện muộn tình trạng ngôn ngữ của con mình khi đã vào “tuổi nói”.
Tình trạng chậm nói của trẻ xảy ra với trẻ chậm ngôn ngữ đơn thuần và các trẻ bị rối loạn phổ tự kỉ, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ.
Vậy nên cha mẹ cần phát hiện kịp thời để đưa con đi thăm khám để xác định chính xác tình trạng ngôn ngữ của con, có phương án hỗ trợ can thiệp ngay cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Trẻ 3 – 4 tháng tuổi
- Không phát ra các âm thanh gừ gừ
- Một vài trường hợp bắt đầu gừ gừ nhưng chỉ dừng lại ở đó.
Trẻ 7 tháng tuổi
- Không có biểu hiện phản ứng với các tiếng động mạnh, tiếng động bất ngờ.
Trẻ 12 tháng tuổi
- Trẻ không có nhu cầu hoặc không tìm cách để giao tiếp với người khác ngay cả khi rất cần được giúp đỡ hoặc mong muốn điều gì đó. Chẳng hạn như đòi uống nước, lấy đồ chơi,…
- Không quan tâm tới các sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh mình.
- Không bi bô hay nói bất cứ từ nào, chẳng hạn như “pa pa, mẹ, bà, ti,…”
- Không biết hoặc không có hứng thú trong việc làm các động tác cơ bản như lắc đầu khi muốn nói không, chỉ tay, vẫy tay hoặc lắc tay.
- Không phản ứng mỗi khi được gọi tên.
Trẻ 16 tháng tuổi
- Không hiểu và không phản ứng với các từ như “dậy nào” “bế” “không”
- Không nói được bất cứ từ ngữ nào.
- Không thể hoặc không biết chỉ tay vào độ vật yêu thích, chẳng hạn như chỉ vào quả bóng và ngụ ý nói “Bố/mẹ nhìn này”, đồng thời ngước nhìn bố mẹ.
Trẻ 24 tháng tuổi
- Ít nói hoặc không nói, vốn từ chỉ khoảng 10 – 15 từ.
- Không thể nối hai từ lại với nhau.
- Chủ yếu nói lại, nhại lại lời của người khác với các câu chỉ từ 2 từ trở lên.
- Im lặng và không phản ứng trước các câu hỏi hoặc chỉ dẫn dài.
- Không phản ứng với các từ như “dậy nào” “ti nha” “không?”
- Chỉ dùng lời nói trong các trường hợp khẩn cấp, ngoài ra không dùng lời nói lúc giao tiếp.
- Không biết hoặc không thể bắt chước lời nói, hành động của người khác.
- Trong các hoạt động như xem sách, chơi đồ chơi thì không thể chỉ vào một bức tranh hoặc đồ vật cụ thể mà bạn gọi tên.
Trẻ 3 tuổi
- Không sử dụng các từ như mẹ, con, bà, bố, ông, bác,…
- Không hiểu các lời hướng dẫn, các câu hỏi ngắn và gặp khó khăn ở khả năng ghép các từ ngữ lại thành câu. Chẳng hạn như: “Mẹ ơi mẹ” “Muốn uống nữa”,…
- Nói các câu rất vu vơ, khó hiểu và không rõ ràng.
- Gặp khó khi nói (biểu hiện ngay trên gương mặt) như nhăn nhó, nói lắp bắp, ậm ừ.
- Không đặt câu hỏi, không quan tâm tới sách, đồ chơi.
- Quấn chặt với bố mẹ, thường không quan tâm và không có sự tương tác với các đứa trẻ khác.
Trẻ 4 tuổi
- Không thể hoặc nói rất khó các phụ âm.
- Chưa hiểu hoặc chậm hiểu các khái niệm “giống nhau” – “khác nhau”
- Không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách đại từ “con” và “mẹ”, “ba”.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói
Chậm phát triển về mặt ngôn ngữ xuất hiện khi ngôn ngữ của trẻ phát triển không theo đúng trình tự hoặc theo đúng trình tự nhưng với tốc độ chậm hơn hoặc thậm chí là chậm hẳn.
Hạn chế trong ngôn ngữ không chỉ hạn chế về nhận thức, giao tiếp, kĩ năng xã hội mà ở nhiều trẻ còn gây ra các vấn đề hành vi như nổi cáu khi không thể hiện được điều mình muốn. Các nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói có thể kể tới như:
Cơ quan phát âm & cơ quan chỉ huy
Trong một số trường hợp, trẻ chậm nói có thể liên quan tới các vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng. Hoặc trẻ gặp vấn đề ở cơ quan chỉ huy như bại não, di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não,…
Khả năng nghe hạn chế
Khả năng nghe không được tốt cũng là một trong những nguyên nhân bệnh lý khiến cho trẻ bị chậm nói. Khi gặp các vấn đề liên quan tới thính lực hoặc bị viêm nhiễm tai có thể khiến cho thính giác của trẻ gặp vấn đề. Nếu như không kịp thời thăm khám, chữa trị mà để diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho giọng nói của trẻ bị bóp méo, ngọng hay lịu,… Điều này khiến cho trẻ bị chậm hình thành ngôn ngữ nói.
Sinh thiếu tháng
Trẻ sinh thiếu tháng cũng được xem là một số những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bị chậm nói. Khi sinh non, hệ thống miễn dịch lẫn các cơ quan vẫn chưa thể hoàn thiện đầy đủ.
Ngoài ra, não bộ cũng chưa được phát triển đầy đủ nên ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng ghi nhận và tiếp thu, từ đó dẫn tới việc chậm nói.
Điều này buộc cha mẹ phải có sự chú ý nhiều hơn đến quá trình phát triển trí não của con để bảo đảm rằng con có thể giao tiếp như các mốc phát triển bình thường.
Hiện tại, việc trẻ chậm nói vì các vấn đề liên quan tới tâm lý đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Sự xuất hiện của các thiết bị điện tử hiện đại cũng như mặt trái của cuộc sống bận rộn khiến cho con trẻ không có được sự chăm sóc đủ & cần thiết từ cha mẹ.
Các cú shock về mặt tâm lý
Trên thực tế, trẻ em cực kỳ nhạy cảm với các yếu tố xảy ra xung quanh. Chẳng hạn như khi trẻ đối diện với tình cảnh bố mẹ ly hôn, cãi vã, bạo lực,… có thể gây nên những cú shock về mặt tâm lý. Về lâu về dài, trẻ dần xuất hiện xu hướng thu mình lại, sống khép kín hơn và không muốn giao tiếp với mọi người.
Tình trạng này diễn ra thường xuyên, liên tục sẽ khiến cho vốn từ vựng của trẻ ít dần và những tiếp xúc với thế giới xung quanh cũng bị thu hẹp lại.
Chậm nói trong thời gian dài cũng khiến cho sự phát triển của trẻ bị chững lại và gây khó khăn trong quá trình điều trị sau này.
Ti vi và Smartphone
Như đã đề cập ở trên, sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ hiện đại đang tạo ra khá nhiều mặt trái. Rất nhiều gia đình, các vị phụ huynh chọn lựa việc sử dụng smartphone, máy tính, TV để dỗ dành con cái mỗi khi quấy khóc, lười ăn.
Hay nhiều bậc cha mẹ thường xuyên “ôm chặt” chiếc điện thoại mà ngó lơ việc trò chuyện, chơi cùng trẻ. Điều này khiến cho trẻ dần có xu hướng bạo lực ích kỷ, thích “làm bạn” với smartphone hơn ngoài đời thực, từ đó dẫn tới tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Madigan thuộc trường Đại học Calgary, Canada dành cho 19.000 trẻ có độ tuổi trung bình 3 – 4 đã cho thấy: Trẻ chậm nói có liên quan mật thiết tới thời gian sử dụng thiết bị màn hình điện tử. Đây cũng là một hồi chuông cảnh báo với các vị phụ huynh trong việc kiểm soát thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử của con, đồng thời khuyến khích trò chuyện, tiếp xúc với trẻ nhiều hơn.
Thiếu không gian tiếp xúc với môi trường
Rất nhiều phụ huynh hiện đại ngày nay thường có thói quen “bao bọc” con trẻ một cách thái quá. Việc hạn chế cho con tiếp xúc với các yếu tố tự nhiên như nắng, gió vì lo sợ con ốm, tổn thương đã khiến cho trẻ bị bó hẹp không gian tiếp xúc. Thậm chí nhiều gia đình, việc trẻ đi chân đất có thể xem là mắc lỗi và cho trẻ ở trong nhà với điều hòa bật 24/24 là tốt nhất.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chính sự “bao bọc” này khiến cho ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế và quá trình “tiếp cận” với thế giới cũng dần thu hẹp.
Chậm nói được cũng là một trong các dấu hiệu của trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ. Thế nên các bậc cha mẹ cần phải có sát sao với con của mình hơn. Khi thấy trẻ có nhiều các biểu hiện bất thường về ngôn ngữ, đặc biệt là các bất thường về hành vi (đi nhón chân, quay vòng tròn, thích nhìn các vật chuyển động…) hay kèm theo sự hạn chế về xã hội cần cho trẻ đi thăm khám ngay.
Cho đến hiện tại, rối loạn phổ tự kỉ vẫn chưa có phương pháp chữa trị khỏi hoàn toàn do đó phát hiện sớm, can thiệp đúng cách chính là phương pháp tốt nhất cho các trẻ bị tự kỉ có thể phục hồi và phát triển tối đa tiềm năng và khả năng của trẻ.
TRUNG TÂM GIÁO DỤC & TRỊ LIỆU CHO TRẺ ĐẶC BIỆT NEWSKY CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
Sử dụng các phương pháp can thiệp và chữa trị chứng chậm nói không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, không có biến chứng, không tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên.
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ đó tăng cường khả năng ngôn ngữ cũng như thúc đẩy trẻ nói tự nhiên.
Sử dụng các phương pháp trị liệu tâm lý độc quyền dựa trên nền tảng của sự lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm và thấu hiểu. Đây là thành quả nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia New Sky, Master Coach của trung tâm.
Quy trình can thiệp được thực hiện qua các bước đánh giá tình trạng của con, xây dựng kế hoạch chuyên môn, can thiệp cho trẻ và lượng gia trong và sau quá trình can thiệp.
Tư vấn cho cha mẹ cách chăm sóc và giáo dục các trẻ chậm nói tại gia đình với các hình thức hỗ trợ trực tiếp hoặc trực tuyến.
Trên đây là những thông tin về trẻ chậm nói và những chia sẻ làm sao để trẻ hết chậm nói. Trung tâm New Sky hy vọng những kiến thức này có thể phần nào giúp ích cho các bậc làm cha mẹ nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc tầm soát và phát hiện sớm các triệu chứng của chứng chậm nói nơi con trẻ.
Đồng thời nâng cao ý thức về việc lắng nghe, tìm hiểu và chia sẻ với trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói, từ đó “đến gần hơn với con trẻ” một cách tự nhiên nhất.