Khuyết tật trí tuệ ở trẻ và những điều không phải ai cũng biết



Trẻ bị khuyết tật trí tuệ là sao, có nguyên nhân gì dẫn tới việc trẻ bị khuyết tật trí tuệ? Cùng tìm hiểu ngay với New Skyward trong bài viết dưới đây nhé.

Khuyết tật trí tuệ ở trẻ là gì?

Khuyết tật trí tuệ (Intellectual Disability) là một tình trạng mà trẻ có khả năng trí tuệ dưới mức trung bình và gặp khó khăn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, bao gồm khả năng học tập, kỹ năng xã hội, và khả năng tự chăm sóc bản thân.

Theo nghiên cứu thì khuyết tật thường xuất hiện và bắt đầu từ thời thơ ấu. Các mức độ khuyết tật sẽ được phân thành các tầng khác nhau như ít, trung bình, nặng và nghiêm trọng.

Nguyên nhân của khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ có thể kể tới như:

Do y sinh

Gen bất thường hoặc thừa hưởng từ cha mẹ.
Sự biến đổi bất thường của nhiễm sắc thể, có thể kể tới khiếm khuyết nhiễm sắc thể X hay hội chứng Down.
Thiếu hụt trầm trọng về dinh dưỡng.
Dị tật não, có thể kể tới như phát triển não bất thường hay não úng thủy.
Rối loạn chuyển hóa như suy giáp bẩm sinh, bệnh phenylketonuria,…

Bị nhiễm trùng trong quá trình mang thai 

Người mẹ mang thai mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch HIV 
Các căn bệnh xã hội như giang mai.
Nhiễm virus Cytomegalo hay CMV

Hành vi xuất hiện trong quá trình mang thai 

Hút thuốc hoặc chịu nhiều ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá thụ động
Sử dụng rượu hay các đồ uống có cồn, các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình phát triển của thai nhi.
Người mẹ mang thai không nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong việc nuôi dưỡng thai nhi.
Ảnh hưởng từ các bệnh truyền nhiễm hoặc bị nhiễm trùng trong quá trình mang thai.



Gặp phải khi sinh

Sinh con thiếu tháng hoặc sinh con nhưng bị nhẹ cân.
Trẻ bị thiếu oxy hoặc không được nạp đủ trong quá trình sinh.
Va chạm hoặc trẻ bị tổn thương trong quá trình sinh.

Những tổn thương hoặc vấn đề gặp phải khi còn nhỏ

Thiếu hụt về mặt dinh dưỡng, suy dinh dưỡng cấp độ nặng.
Mắc phải bệnh hoặc các nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến não như viêm não, ho gà, viêm màng não,…
Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thủy ngân, chì hay các chất độc khác,
Gặp phải các chấn thương hoặc tổn thương ở vùng đầu
Không được khám sàng lọc đều đặn
Gặp các triệu chứng ban đầu nhưng không thăm khám, chữa trị và có liệu pháp can thiệp phù hợp.

Biểu hiện, triệu chứng của trẻ khuyết tật trí tuệ

Theo các nghiên cứu chỉ ra thì khuyết tật trí tuệ thường xuất hiện khi trẻ còn nhỏ (dưới 18 tuổi). Các triệu chứng sẽ thay đổi phụ thuộc vào mức độ chậm phát triển tâm thần bao gồm:
  • IQ dưới mức trung bình (dưới 70 – 75)
  • Có các vấn đề liên quan tới học tập ở trường (tiếp thu kém, chậm tiếp nhận kiến thức hơn so với bạn bè cùng trang lứa).
  • Khó khăn khi giao tiếp với những người xung quanh.
  • Không có khả năng thực hiện các công việc cá nhân hàng ngày như mặc quần áo, ăn uống hay đi vệ sinh cần phải có người giúp đỡ.
  • Gặp các vấn đề liên quan tới thị lực, nghe hoặc vận động.
  • Không có khả năng suy nghĩ logic ở những điều cơ bản nhất.



Để có thể mô tả được mức độ chậm phát triển của trẻ thì sẽ dựa trên thang đánh giá như sau:

Thang đánh giá mức độ nhẹ của tình trạng khuyết tật trí tuệ

  1. IQ chỉ từ 50 đến 70
  2. Thường chậm phát triển hơn khá nhiều so với các trẻ em khác
  3. Không gặp vấn đề bất thường liên quan tới thể chất
  4. Có thể học được các kỹ năng thực tế
  5. Có thể đọc và làm toán từ lớp 3 đến lớp 6
  6. Các cấp quan hệ xã hội bình thường
  7. Có thể học được các kỹ năng cơ bản trong đời sống hàng ngày.

Mức độ khuyết tật trí tuệ ở mức vừa phải

  • IQ đạt từ 35 – 49
  • Dấu hiệu chậm phát triển bộc lộ rõ, nhất là gặp khó để diễn tả
  • Có thể học được giao tiếp cơ bản
  • Có thể tự chăm sóc và giữ bản thân an toàn
  • Có thể thực hiện được các hành động ở mức cơ bản
  • Có thể biết được kỹ năng kiểm soát
  • Có thể gửi hoặc ở 1 mình ở những nơi quen thuộc
Mức độ khuyết tật trí tuệ ở mức nặng
  • IQ đạt từ 20 – 34
  • Bộc lộ rõ rệt tình trạng chậm phát triển
  • Không có hoặc có rất ít kỹ năng giao tiếp
  • Có thể tự học được các hành động lặp đi lặp lại đơn giản
  • Có thể học được kỹ năng tự chăm sóc bản thân cơ bản
  • Cần được quản lý và giám sát về mặt xã hội


Mức độ khuyết tật trí tuệ ở mức rất nghiêm trọng
  • IQ chỉ đạt < 20
  • Chậm phát triển trong tất cả lĩnh vực
  • Có dị tật bẩm sinh
  • Cần phải được quản lý và giám sát liên tục
  • Cần có người chăm sóc thường xuyên
  • Không có khả năng tự bảo vệ và phục vụ
Chẩn đoán khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Dựa trên những dấu hiệu nhận biết trên, các bậc cha mẹ hoặc người thân nếu như phát hiện có bất kỳ điều bất thường nào thì hãy liên hệ tới các cơ sở y khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán.

Một số xét nghiệm cần phải được thực hiện bao gồm:

Kiểm tra trí thông minh với các bài test IQ. Như đã thông tin thì trẻ khuyết tật trí tuệ nếu như kết quả test IQ trả về là mốc 70 hoặc thấp hơn.

Quan sát các hành vi cũng như kỹ năng học tập cơ bản bao gồm: Đọc viết, các kỹ năng xã hội bao gồm trách nhiệm cũng như lòng tự trọng. Ngoài ra là kỹ năng thực hành chăm sóc bản thân cơ bản như tắm, ăn, uống, ngủ, nghỉ,…




Theo nghiên cứu và đánh giá thì những trẻ bị khuyết tật trí tuệ có nguy cơ rất cao sẽ mắc phải thêm các vấn đề khác như khiếm thính, co giật, rối loạn tăng động giảm chú ý hay các bệnh liên quan tới mắt.

Điều trị khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Các chuyên gia hàng đầu đã khuyến cáo rằng việc điều trị khuyết tật trí tuệ có thể mang lại tốt hơn nếu như bắt đầu càng sớm càng tốt. Một số phương pháp có thể kể tới bao gồm:

  • Chương trình can thiệp cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ từ 1-3 tuổi.
  • Các liệu pháp tư vấn và hỗ trợ từ gia đình
  • Chương trình phát triển với bộ kỹ năng cảm xúc lẫn phối hợp của tay và mắt
  • Chương trình giáo dục đặc biệt
  • Đào tạo các kỹ năng sống từ cơ bản đến nâng cao
  • Chuyên viên điều trị và hỗ trợ phục hồi
  • Đào tạo các kỹ năng xã hội
  • Tự chăm sóc bản thân
Nên làm gì để phòng ngừa khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Để giảm thiểu tới mức thấp nhất những nguy cơ về việc trẻ bị chậm phát triển có thể kể tới như:

Trong quá trình mang thai:

Nói không với hút thuốc lá và hạn chế thấp nhất việc tiếp nhận khói thuốc thụ động.
Không sử dụng rượu và các sản phẩm chứa chất kích thích.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo cũng như các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Bổ sung thêm axit folic và sắt, vitamin
Khám định kỳ và sàng lọc thường xuyên.




Sau quá trình sinh

  • Thực hiện khám sàng lọc để phát hiện sớm các nguy cơ về khuyết tật trí tuệ ở trẻ sơ sinh.
  • Thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ như đội mũ bảo hiểm,…
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các vật thể có chứa hóa chất nặng như sơn, pin hay mực in,…
Trên đây là những chia sẻ của New Skyward về khuyết tật trí tuệ ở trẻ, các bậc cha mẹ hoàn toàn chọn lọc và tham khảo nhé. Hãy để mắt tới con mình nhiều hơn và ghi nhớ những biểu hiện trên để có những biện pháp đưa con đi thăm khám kịp thời nhé.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.