Tăng động giảm chú ý ở trẻ và những điều cha mẹ nhất định phải biết

 


Tăng động giảm chú ý là một trong những loại rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ. Vậy đó là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng học tập của trẻ?

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

Hiểu đơn giản thì tăng động giảm chú ý (viết tắt là ADHD) là một nhóm của các triệu chứng bao gồm giảm sự tập trung, chú ý, gia tăng hoạt động và xuất hiện nhiều những hành động có tính chất xung động,… Về cơ bản, trẻ con được biết tới là luôn hiếu động, thế nhưng khi nào thì được xem là tăng động giảm chú ý, khi nào thì được xem là bình thường? 


Hình minh họa

Đây là điều mà không phải cha mẹ cũng biết hay biết nhưng trong tình trạng mơ hồ, chưa hiểu rõ. Có rất nhiều đứa trẻ hiếu động một cách bất thường, không có hoặc rất ít khi tập trung hay ngồi yên tại chỗ. Thế nhưng thay vào việc để ý và đưa con đi kiểm tra thì các bậc làm cha, làm mẹ lại xem đó như một điều hết sức bình thường. Chính bởi vậy cho nên sau khoảng thời gian dài tích lũy, trẻ không được thăm khám và chữa trị tốt sẽ dần hình thành lên hành vi, tính cách, tâm lý trong tương lai.

Biểu hiện của tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

Cùng xem xem những biểu hiện cụ thể nhất của tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì, ghi nhớ các biểu hiện sau:

Hiếu động quá mức cho phép

  • Trẻ liên tục hoạt động và không có hoặc không cảm thấy mệt mỏi.
  • Trong trường hợp trẻ phải ngồi xuống hoặc ngừng di chuyển thì cũng tiếp tục cựa quậy, gây tiếng động, làm ổn, không màng nguy hiểm hay bỏ qua những lời dọa nạt từ người lớn.

Kém tập trung

  • Trẻ gần nhưng không lắng nghe, không làm theo lời hướng dẫn của người lớn, không thực hiện trọn vẹn một công việc nào đó.
  • Trẻ thích sờ, nghịch,… rất nhiều thứ khác nhau nhưng nhanh chán, thường bỏ dở giữa chừng hoặc đột nhiên chuyển sang việc khác.
  • Hay bị phân tâm bởi một vật hoặc sự kiện gì đó xảy ra xung quanh mình.
  • Gặp khó trong quá trình giao tiếp, thường lơ đễnh và khi người lớn yêu cầu nhắc lại hoặc hỏi lại nội dung vừa trò chuyện thì trẻ không nhớ.
  • Kết quả học tập sút giảm, trẻ có khó khăn trong học tập, không chú ý vào bất cứ việc gì đang làm mặc dù trẻ không phải kém thông minh.

Hình minh họa

Hấp tấp, láu táu

  • Một biểu hiện xuất hiện thường xuyên với các trẻ tăng động giảm chú ý đó là những đứa trẻ này thường:
  • Không thể chờ đến lượt mình mà tranh trả lời khi người khác vẫn chưa hỏi xong
  • Thường gây rối hoặc phá đám trong khi người khác nói chuyện
  • Hay mắc lỗi trong quá trình làm bài tập cũng như thực hiện các công việc thường nhật khác.

Chậm phát triển về mặt ngôn ngữ

Một điểm nổi bật khác cũng cần phải chú ý khi mà quan sát các biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý đó là chậm phát triển về mặt ngôn ngữ. 

Ban đầu thì những trẻ này vẫn có khả năng nói trong giai đoạn đầu, thế nhưng càng về sau thì sẽ càng chậm lại và bắt đầu gặp khó trong quá trình diễn đạt bằng lời nói. Không thể hoặc khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng và hay cau có.


Hình minh họa

Những trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý thường xuất hiện các biểu hiện như nóng nảy, hay nổi nóng hay khó kiềm chế cảm xúc. Điều này dễ dẫn tới các hành động khác như xô xát, tấn công bạn bè hay gây tổn thương với những người thân trong gia đình. Ngoài ra thì cũng chính bởi tính cách có phần “khó ở” này khiến cho trẻ không có hoặc có rất ít bạn, thậm chí còn bị bạn bè xa lánh.

Cần làm gì với trẻ bị tăng động giảm chú ý?

Như đã nói, việc trẻ bị tăng động giảm chú ý nếu như không được thăm khám và chữa trị kịp thời có thể mang tới rất nhiều những hậu quả đáng tiếc trong tương lai. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải có sự kết hợp giữa thuốc cũng như các biện pháp liên quan tới tâm lý. Hoặc để tốt hơn hết thì gia đình nên đưa các cháu đi khám tại các bệnh viện, trung tâm chuyên về trẻ đặc biệt, trẻ tăng động giảm chú ý.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VỚI CHUYÊN GIA ĐỖ HIỀN

Một số phương pháp tâm lý cơ bản mà Chuyên gia Đỗ Hiền của Trung tâm New Skyward chia sẻ với các vị phụ huynh đang gặp các biểu hiện như trên với con cái của mình:


Tăng cường giáo dục hành vi cho con

Đây được xem là phương pháp điều trị tốt bậc nhất với các trẻ mắc tăng động giảm chú ý. Về phương thức thì cha mẹ có thể trao đổi với các thầy cô tại trường hoặc tại các trung tâm giáo dục để cùng đồng hành giúp đỡ trẻ cải thiện hành vi. Chẳng hạn như đưa trẻ lên bàn đầu tiên hoặc đối diện với cô giáo để giảm thiểu sự phân tâm bởi các bạn phía trên.


Không nên nặng lời hay quát mắng, chê bai trẻ

Hạn chế tới mức thấp nhất hoặc không bao giờ làm điều này khi có mặt của người khác. Có một điểm cần lưu ý đó là trẻ tăng động thường sở hữu lòng tự trọng rất cao. Thế nên trẻ có thiên hướng ưa thích và nghe lời nhiều hơn với những lời nói nhẹ nhàng. Trường hợp trẻ có hành vi đúng hoặc tích cực thì cha mẹ cũng cần lời khen để giúp trẻ tiến bộ hơn.


Hình minh họa

Chỉ hứa nếu như có thể làm được

Nhiều trẻ tăng động giảm chú ý khi được “tâm sự” đã nói rằng bản thân rất thất vọng và có phần chán nản, buồn tủi khi bị người lớn thất hứa. Vậy nên các bậc cha mẹ cũng cần chú ý chỉ hứa nếu như chắc chắn làm được. 

Tăng cường các hoạt động gia tăng sự tập trung

Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn hoặc trực tiếp tham gia cùng con vào các hoạt động tập thể hoặc tập luyện các bộ môn như chơi cờ vua, tập võ để hình thành tính kỷ luật cũng như tăng cường sự tập trung.

Thay đổi từ chính cha mẹ

Các bậc cha mẹ nên sử dụng nhiều hơn các từ ngữ đơn giản, lời lẽ dễ hiểu và cụ thể vào từng hành động chứ không nên chỉ nói chung chung. Ngoài ra cũng cần tạo dựng và rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ như ăn uống, đi ngủ hay thức dậy đúng giờ.

Đánh giá trực tiếp từ New Skyward thì chứng tăng động giảm chú nếu như không được thăm khám và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách cũng như hành vi của trẻ trong tương lai. Vậy nên nếu như phát hiện bất cứ một hoặc nhiều biểu hiện như trên thì cha mẹ cần phải quan sát thật kỹ lưỡng và đưa con tới các chuyên khoa tâm lý, trung tâm uy tín về chữa trị trẻ đặc biệt để được khám, chữa trị kịp thời.

Để đặt lịch khám và tư vấn trực tiếp với chuyên gia Đỗ Hiền của Trung tâm New Skyward, các bậc cha mẹ có thể bấm số Hotline hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây. Đừng quên ghé thăm New Skyward để cập nhật những thông tin mới nhất về trẻ đặc biệt, trẻ tự kỷ và cách thức để chữa trị, ngăn ngừa nhé.




Đăng nhận xét

0 Nhận xét
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.